Nhập cư chiếm gần 100% tăng trưởng thị trường lao động của Canada - một lực lượng chủ chốt không chỉ đáp ứng nhu cầu kinh tế trong nước mà còn hỗ trợ các hệ thống phúc lợi xã hội hóa ở nước này.
Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải là một chiều - những người nhập cư kinh tế (nhóm người nhập cư mới đến Canada lớn nhất) phải có khả năng tìm được việc làm và kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu của họ; đồng thời có khả năng hội đủ điều kiện thường trú (PR) rất quan trọng đối với việc định cư tại Canada.
Vì vậy, xem xét những người nhập cư kinh tế sẽ cần cả giấy phép lao động và việc làm, để hiện thực hóa nguyện vọng PR của mình, chúng ta có thể xem xét dữ liệu lịch sử về hai yếu tố này để hiểu rõ hơn về thực tế của việc xin giấy phép lao động và chuyển từ tình trạng lao động nước ngoài tạm thời (TFW) sang thường trú nhân Canada.
Hai nghiên cứu gần đây của Cơ quan Thống kê Canada (điều tra thành phần những người có giấy phép lao động ở Canada và so sánh những người có giấy phép lao động với hồ sơ việc làm) trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 đã đưa ra một số kết luận quan trọng về vấn đề này.
Chương trình nào cấp giấy phép lao động nhiều nhất?
Canada thường có hai con đường cấp giấy phép lao động mà các cá nhân có thể theo đuổi: Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP) và Chương trình Điều chuyển nhân sự Quốc tế (IMP). Cả hai chương trình đều có nhiều diện giấy phép lao động cho các trường hợp khác nhau.
Điều quan trọng là phải phân biệt cả hai. TFWP ra đời nhằm giúp lấp khoảng trống thiếu hụt trên thị trường lao động Canada, đặc biệt khi những thiếu hụt này không thể được bù đắp từ lực lượng lao động ở trong nước. Do đó, giấy phép lao động từ TFWP yêu cầu Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA), đây là văn bản cho thấy tác động của việc thuê lao động nước ngoài đối với thị trường lao động Canada. Những giấy phép lao động này có xu hướng gắn liền với một người sử dụng lao động duy nhất trong một ngành cụ thể.
Mặt khác, IMP tồn tại để đáp ứng các mục tiêu kinh tế, văn hóa và xã hội lớn hơn của Canada. Giấy phép lao động IMP không yêu cầu phải cấp LMIA và thường là giấy phép lao động mở, nghĩa là người sở hữu có thể làm việc cho hầu hết mọi nhà tuyển dụng trong hầu hết các ngành.
Vậy chương trình nào cấp nhiều giấy phép lao động nhất trong mười năm qua? Dữ liệu cho thấy, trong năm 2010 (bắt đầu giai đoạn tham chiếu), giấy phép lao động TFWP chiếm 174.876 hay 32,9% trong tổng số 531.700 được cấp. Trong cùng thời gian này, số giấy phép lao động của IMP là 225.440 (42,4%). So sánh với dữ liệu từ năm 2021, trong số 963.400 giấy phép lao động được cấp, TFWP đã cấp số giấy phép là 145.473 (15,1%), trong khi giấy phép lao động IMP là 526.016 (54,6%) trong cùng năm.
Theo thời gian, IMP ngày càng nổi bật, trong khi TFWP chứng kiến sự sụt giảm liên tục về tỷ lệ giấy phép lao động được cấp. Sự tăng trưởng của IMP là đáng kể, gần như tăng gấp bốn lần số lượng giấy phép lao động được cấp trong khoảng thời gian tham chiếu 10 năm. Sự gia tăng này chủ yếu là do hai dòng nhập cư trong IMP có mức tăng đáng kể: việc làm sau khi tốt nghiệp và giấy phép lao động cho mục đích học tập.
Đáng chú ý, tổng số giấy phép lao động đã tăng gần gấp đôi trong thời gian 10 năm, phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của nhập cư trong việc giải quyết tình trạng thiếu hụt trên thị trường lao động. Đồng thời, mức độ phổ biến của TFWP đã giảm đáng kể (ngoại trừ các chương trình nông nghiệp có mức tăng vừa phải trong ba mười năm qua). Những phát hiện này cho thấy Canada hiện đang ở vị trí có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường lao động thông qua những lao động đã có mặt ở trong nước - ngoại trừ một số lĩnh vực quan trọng nhất định vẫn còn vị trí tuyển dụng liên tục.
Dựa trên những phát hiện này, những người nộp đơn xin giấy phép lao động có thể đạt được thành công cao nhất khi theo đuổi giấy phép làm việc thông qua IMP, và cụ thể hơn là thông qua “việc làm sau khi tốt nghiệp” và “giấy phép làm việc cho mục đích học tập”. Đây là những giấy phép làm việc gắn liền với một chương trình học (trong thời gian học hoặc sau khi tốt nghiệp), đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn về số lượng trong vòng mười năm qua. Con đường đạt được giấy phép lao động này có thể đặc biệt có lợi vì nó thường gắn liền với sự thành công của người nhập cư trên thị trường lao động nhờ cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh và tiếng Pháp, đạt được các mối quan hệ và nhận được chứng chỉ giáo dục Canada.
Những người lao động nước ngoài này có thực sự tìm được việc làm ở Canada không?
Đối với nhiều người có giấy phép lao động ở Canada, bước tiếp theo sau khi nhận được giấy phép lao động là bắt đầu quá trình đăng ký PR. Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng đối với những cá nhân này, vì hầu hết các lộ trình PR kinh tế đều phải có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc đủ điều kiện ở Canada.
Để trả lời câu hỏi người có giấy phép lao động có tìm được việc làm hay không, chúng ta có thể so sánh số người có giấy phép lao động trong một năm nhất định với số người có giấy phép lao động báo cáo có thu nhập trong năm đó. Lưu ý rằng sự so sánh này sẽ không xem xét số lượng người tự kinh doanh, vì việc làm này không đủ điều kiện cho PR.
Vào năm 2020, trong số 991.500 người có giấy phép lao động, 682.500 người cho biết có thu nhập thông qua việc tham gia thị trường lao động (tức là có việc làm) – chiếm 68% số người có giấy phép lao động. Mặc dù con số này có vẻ thấp hơn dự kiến, nhưng hãy nhớ rằng một số yếu tố nhất định có thể tác động tiêu cực đến tỷ lệ này, chẳng hạn như những người có giấy phép không ở Canada mặc dù tình trạng hợp lệ của họ hoặc những người không theo đuổi công việc ở nước này. Nếu con số tham gia tính đến những người có giấy phép du học báo cáo có thu nhập vào năm 2020, thì tỷ lệ tham gia sẽ tăng lên 83% số người có giấy phép (tuy nhiên cần lưu ý rằng công việc được thực hiện trong thời gian bạn là sinh viên quốc tế không được tính vào đủ điều kiện PR).
Tỷ lệ tham gia của những người có giấy phép lao động vào năm 2011 (khi cả nước chỉ có 311.100 người có giấy phép lao động) thấp hơn nhiều, chỉ có 55% người có giấy phép lao động vào thời điểm đó báo cáo có thu nhập trong năm đó.
Người lao động tìm thấy nhiều công việc nhất trong những chương trình nào?
Dữ liệu phân tích sâu hơn nữa, vào những người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã báo cáo thu nhập ở Canada theo chương trình giấy phép lao động, độ tuổi và thời hạn giấy phép lao động.
Trong số các loại giấy phép lao động thuộc TFWP, các chương trình nông nghiệp có mức thu nhập dương được báo cáo cao nhất từ những người có giấy phép lao động - ở mức 92%. Đây không chỉ là tỷ lệ cao nhất được thấy trong số bất kỳ luồng nào trong TFWP mà còn là tỷ lệ cao nhất khi xem xét sự tham gia của IMP. Tuy nhiên, những phát hiện này có ý nghĩa vì giấy phép lao động TFWP (dựa trên LMIA) có xu hướng đi kèm với lời mời làm việc vì người sử dụng lao động là những người phải nộp đơn đăng ký LMIA.
Trong số các luồng giấy phép lao động của IMP, (và chỉ đứng sau việc tham gia vào các luồng nông nghiệp TFWP), tỷ lệ tham gia cao nhất là 76% từ những người có giấy phép lao động sau tốt nghiệp, tiếp theo là những người luân chuyển trong nội bộ công ty (66%) và người có giấy phép lao động International Experience Canada (IEC) (62%).
Xét theo độ tuổi, nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia thị trường lao động cao nhất là người lao động trong độ tuổi 25-34, với 68% người có giấy phép lao động cho biết có thu nhập dương. Tiếp đến là người có giấy phép ở độ tuổi 35-44, với tỷ lệ tham gia 67%.
Cuối cùng, liên quan đến thời hạn của giấy phép lao động, những người có giấy phép lao động có thời hạn ít nhất 10-12 tháng có tỷ lệ tham gia thị trường lao động cao nhất, với 74% cho biết có thu nhập dương. Tiếp theo là những người có giấy phép có thời hạn 7-9 tháng (67%); với mối tương quan tích cực nhất quán giữa thời hạn của giấy phép lao động và tỷ lệ tham gia.
Con đường tốt nhất?
Khi xét đến những phát hiện này, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của IMP trong việc cấp giấy phép lao động, đặc biệt là trong giấy phép lao động/ủy quyền liên quan đến hoặc sau các chương trình học. Hơn nữa, nhóm này tự hào có tỷ lệ tham gia thị trường lao động trung bình cao nhất (ngoài các lĩnh vực chuyên môn như lĩnh vực nông nghiệp của TFWP). Điều này có thể đặt ra câu hỏi: liệu việc theo đuổi các lựa chọn học tập ở Canada trước khi làm việc có phải là cơ hội tốt nhất để vừa nhận được giấy phép lao động vừa hoạt động tốt trên thị trường lao động - và nhận thêm PR?
Mặc dù có dữ liệu của Cơ quan Thống kê Canada ủng hộ ý tưởng này, nhưng con đường tốt nhất để có được giấy phép lao động và PR tiếp theo là cụ thể đối với hoàn cảnh và đặc điểm của từng người nộp đơn, đặc biệt khi những cân nhắc như học phí quốc tế được thêm vào phương trình.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên còn có một số hạn chế, bao gồm phương pháp lỗi thời và tốc độ chậm trong việc tính những người có giấy phép lao động hiện tại có thể không phản ánh số lượng người có giấy phép lao động thực tế ở Canada; thiếu sự phân biệt giữa những người có giấy phép theo đuổi công việc và những người không tìm kiếm công việc; và có khả năng không tính đến các cá nhân tự kinh doanh khi thực hiện phân tích nhập cư (do đó làm giảm sự tham gia thị trường lao động tổng thể trong nhóm nghiên cứu).
Nguồn tin: cicnews.com
© Bản tiếng Việt của thecanada.life