Thoạt nhìn, có vẻ như các deal giảm giá chưa bao giờ tốt hơn khi các áp phích trên cửa sổ cửa hàng và quảng cáo trực tuyến thổi bùng doanh số bán hàng ổn định trong kỳ nghỉ lễ.
Nhưng một số người tiêu dùng nói rằng các mức giảm giá là cường điệu hơn thực tế, tạo cho người mua hàng ảo giác về một món hời hơn là thực sự tiết kiệm tiền cho họ.
Nó được gọi là shrinkflation tại trung tâm mua sắm.
Chuyên gia bán lẻ Shobhit Khandelwal cho biết: “Các chương trình khuyến mãi có vẻ tốt trong năm nay nhưng giá thông thường thường tăng lên, vì vậy ngay cả khi một mặt hàng nào đó được giảm giá, nó có thể đắt hơn dự kiến.”
Giá thông thường cao hơn, phần trăm giảm giá nhỏ hơn và ít mặt hàng giảm giá hơn chỉ là một số xu hướng mà người tiêu dùng cho biết họ đã nhận thấy trong những tuần gần đây tại các cửa hàng ở Canada.
Người mua sắm trực tuyến cũng cho biết họ đã gặp ngưỡng giao hàng miễn phí cao hơn, phụ phí đối với một số hàng trả lại và giảm giá tổng thể nhỏ hơn.
Trong khi các deal hiện đang trải dài trong một khoảng thời gian dài hơn - giúp mọi người có thêm thời gian để săn lùng những món hời - các chuyên gia cho biết chi phí sinh hoạt tăng cao vẫn khiến một số người tiêu dùng cảm thấy bị sức ép.
Nghiên cứu mới từ Interac Corp. phát hiện cứ 10 người Canada thì có hơn 7 người nói rằng lạm phát gia tăng khiến việc cảm thấy kiểm soát được tiền của họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Đối với những người mua sắm tiết kiệm, các chuyên gia bán lẻ cho biết có những mẹo và thủ thuật cần ghi nhớ để tiết kiệm tiền mặt và không bị lừa bởi các deal mà nhà bán hàng cung cấp.
Tamara Szames, cố vấn ngành bán lẻ Canada của NPD Group cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến sự trở lại của các chương trình khuyến mãi trong mùa lễ này nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến các hàng chữ nhỏ trong quảng cáo.”
"Nếu giảm giá tới 40%, người tiêu dùng thực sự cần phải chú ý đến chữ 'lên tới," cô nói. "Không phải mọi mặt hàng trong cửa hàng sẽ được đưa vào chương trình giảm giá, vì vậy bạn cần cố gắng không để bị lạc hướng."
Người tiêu dùng nên lập danh sách và nghiên cứu giá cả trước khi mua sắm để họ biết liệu thứ gì đó có thực sự là một món hời hay không, Szames nói.
Trong khi lạm phát đã đẩy giá cả ở một số cửa hàng lên cao, các nhà bán lẻ khác đã sử dụng các phương pháp khác nhau để xử lý chi phí gia tăng.
Ví dụ, trong các cửa hàng tạp hóa, các nhà sản xuất thực phẩm đã sử dụng phương pháp shrinkflation để giữ giá không đổi - hoặc cao hơn một chút - bằng cách làm cho sản phẩm nhỏ hơn.
Đó là một kỹ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực khác của ngành bán lẻ, bao gồm cả lĩnh vực may mặc.
Szames nói: “Khi chúng ta nói về thời trang, thứ gần giống nhất với một thành phần trong thực phẩm là vải. "Nếu chiếc áo len yêu thích của bạn từng là 100% cashmere, bạn nên xem kỹ nhãn trước khi mua lại. Bây giờ có thể là 90% cashmere và 10% polyester."
Cô cho biết những tiến bộ trong công nghệ vải có nghĩa là vải pha trộn mới cũng có chất lượng cao, nhưng điều quan trọng là người tiêu dùng phải nhận thức được sự thay đổi.
Khandelwal cho biết các đợt giảm giá dịp lễ luôn thành công hoặc không thành công khi các nhà bán lẻ cố gắng kéo khách hàng vào cửa hàng bằng các ưu đãi hấp dẫn trong khi vẫn giữ các mặt hàng khác ở mức giá bình thường.
Người đồng sáng lập của các công ty khởi nghiệp ShyftLabs và Minoan Experience cho biết, sự khác biệt trong năm nay là lạm phát đang khiến mọi loại giá - thậm chí cả giá bán - cao hơn.
Anh nói, mẹo dành cho những người mua sắm đang cố gắng kiềm chế chi tiêu là không mua nhiều hơn mức cần - ngay cả khi nó đang được giảm giá.
"Lập một danh sách và kiêm trì với danh sách đó và nếu bạn chi tiêu quá nhiều, hầu hết các nhà bán lẻ đều có chính sách hoàn trả tốt."
Ghi chú:
Shrinkflation là hành động giữ nguyên giá, nhưng thu nhỏ kích thước hoặc khối lượng sản phẩm, thậm chí đôi khi là giảm chất lượng sản phẩm.
© 2022 The Canadian Press
© Bản tiếng Việt của The Canada Life