Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết hôm thứ Năm tuần trước rằng nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy “khả năng phục hồi đáng chú ý” nhưng vẫn còn mang những vết sẹo sâu từ đại dịch coronavirus, cuộc chiến ở Ukraine và lãi suất tăng cao.
Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết trong bài phát biểu tại Abidjan, Bờ Biển Ngà, trước cuộc họp mùa thu vào tuần này của IMF và Ngân hàng Thế giới.
Georgieva cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% trong hai thập kỷ qua và thế giới đã mất 3,7 nghìn tỷ USD sản lượng kinh tế do những cú sốc liên tiếp kể từ năm 2020. IMF sẽ công bố dự báo tăng trưởng chính thức vào thứ Ba.
Bà nói, Mỹ “là nền kinh tế lớn duy nhất có sản lượng đã quay trở lại con đường trước đại dịch. Phần còn lại của thế giới vẫn đang ở dưới xu hướng.”
Bà nói: “Các quốc gia nghèo nhất đang phải chịu thiệt hại nặng nề nhất vì họ có khả năng hạn chế trong việc “hỗ trợ nền kinh tế của mình và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất.” Gây áp lực lên tăng trưởng toàn cầu là sự phục hồi đáng thất vọng của Trung Quốc bất chấp việc dỡ bỏ các chính sách hà khắc không COVID vào cuối năm ngoái, vốn đã làm tê liệt thương mại ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm ngoái.
Tuy nhiên, Georgieva cho biết nền kinh tế thế giới đã tỏ ra vững chắc một cách bất ngờ khi đối mặt với lãi suất cao hơn, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác tạo ra để chống lại lạm phát gia tăng trong hai năm qua. Bà cho biết khả năng ngày càng tăng là nền kinh tế toàn cầu có thể “hạ cánh mềm” - tránh suy thoái trong khi làm giảm áp lực lạm phát.
Bà nói: “Chống lạm phát là ưu tiên số một,” đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương giữ lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn.” Điều tối quan trọng là tránh nới lỏng chính sách sớm vì nguy cơ lạm phát gia tăng.”
Cuộc họp của IMF-Ngân hàng Thế giới bắt đầu vào thứ Hai tại Marrakesh, Maroc.
© 2023 The Associated Press
Bản tiếng Việt của The Canada Life