Để sử dụng TheCanada.life, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

Loader

Các nhà sản xuất thực phẩm Canada cắt giảm công suất trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp khó khăn

Các nhà sản xuất thực phẩm của Canada đang cắt giảm công suất và tập trung vào các sản phẩm chủ lực do tình trạng thiếu lao động và tắc nghẽn chuỗi cung ứng chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Các chuyên gia cho biết các công việc tồn đọng trong quá trình vận chuyển, sự chậm trễ trong việc đóng gói và nguyên liệu cũng như việc công nhân vắng mặt nhiều do các quy trình cách ly COVID-19 đang ảnh hưởng đến nguồn cung ứng của một số sản phẩm nhất định.

Tình hình này đã khiến một số nhà cung cấp thực phẩm thông báo đến các cửa hàng bán tạp hóa về các bước họ đang thực hiện để hoàn thành đơn đặt hàng, bao gồm tìm nguồn nguyên liệu mới, bổ sung năng lực vận chuyển và thậm chí thay đổi công thức sản phẩm trong một số trường hợp.

Michael Graydon, Giám đốc điều hành Bộ phận Thực phẩm, Sức khỏe & Tiêu dùng của Canada, cho biết, người mua hàng nên dự kiến trước các vấn đề gián đoạn đối với nguồn cung của sản phẩm.

Ông nói: “Có một số mặt hàng sẽ đến rồi đi và hơi  ngắc quãng. Nhưng những thứ cần thiết trong cuộc sống sẽ vẫn được duy trì."

Ông Greydon cho biết, nhiều nhà sản xuất thực phẩm đang đối phó với tình trạng thiếu lao động và sản phẩm bằng cách tập trung vào hương vị và kích cỡ sản phẩm chính có nhu cầu cao nhất để tối đa hóa hiệu quả.

Tuy nhiên, những nhà sản xuất khác đã buộc phải giảm sản lượng vì tỷ lệ vắng mặt lên tới 20% ở một số nhà máy, Graydon nói.

Ông nói: “Bạn sẽ phải cắt giảm năng lực sản xuất đáng kể vì bạn không có lao động. Chúng tôi đã có nhu cầu cao đối với các sản phẩm vì ngành nhà hàng hầu như đang đi xuống và tiêu thụ hộ gia đình tăng lên.”

Trong khi đó, các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng đang tác động đến dòng chảy của hàng hóa, đặc biệt là qua biên giới.

Các chuyên gia cho biết các vấn đề về vận chuyển đang làm trì hoãn việc giao các sản phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ đến các trung tâm phân phối của Canada cũng như nguồn cung ứng của các nguyên liệu thô như bao bì.

Graydon nói: “Đang thiếu hụt rất nhiều tài xế xe tải. Hàng hóa không di chuyển và chi phí di chuyển những hàng hóa đó sẽ tăng lên."

Làm trầm trọng thêm tình hình là một yêu cầu mới của liên bang về vắc xin  cho những người lái xe tải, ông nói.

“Đã đến lúc,” Graydon nói. “Biến thể mới này đã có tác động đáng kể đến tình trạng vắng mặt… chúng ta không thể để mất thêm tài xế vào lúc này.”

Sylvain Charlebois, giáo sư về phân phối và chính sách thực phẩm của Đại học Dalhousie, cho biết khả năng tiếp cận thực phẩm ở Canada sẽ là một thách thức trong một khoảng thời gian.

Ông nói: “Có những điểm nghẽn trong suốt chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong khâu chế biến. Điều đó ảnh hưởng đến việc phân phối và cuối cùng là khả năng bổ sung các kệ hàng của các cửa hàng tạp hóa”.

Charlebois cho biết, người tiêu dùng sẽ thấy ít giảm giá hơn và các sản phẩm trên kệ siêu thị sẽ giảm đi.

“Các chương trình khuyến mãi sẽ thực sự rất hiếm hoi,” ông nói. “Và người mua hàng đôi khi có thể nhận thấy các kệ hàng đang trống một nửa”.

Trong khi đó, sự thiếu hụt tài xế xe tải sẽ khiến biên giới trở nên ít lưu chuyển hơn, dẫn đến sự chậm trễ trong việc thu mua cả nguyên liệu thô và thành phẩm, Charlebois cho biết.

Av Maharaj, giám đốc hành chính của Kraft Heinz Canada, cho biết công ty của ông không tránh khỏi những thách thức về chuỗi cung ứng hiện nay trong ngành thực phẩm.

Ông nói, chi phí vận chuyển đã tăng đáng kể và khan hiếm một số nguyên liệu thô.

Tuy nhiên, Maharaj cho biết cơ sở của Kraft Heinz bên ngoài Montreal có các quy trình an toàn nghiêm ngặt và tỷ lệ vắng mặt thấp, cho phép cơ sở này hoạt động hết công suất.

Ông nói: “Nhà máy tiếp tục hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Canada.

Lores Tome, người phát ngôn của Kellogg Canada Inc., cho biết mức tiêu thụ tại nhà cao hơn cùng với những thách thức trong chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến tính cung ứng của một số sản phẩm ở Canada, chẳng hạn như ngũ cốc Rice Krispies của Kellogg.

“Sự thiếu hụt không liên tục” này phản ánh môi trường hoạt động đầy thách thức mà tất cả các nhà sản xuất đang trải qua, bà nói trong một tuyên bố qua e-mail.

Khoảng 1.400 công nhân tại các nhà máy của Kellogg ở Hoa Kỳ đã đình công trong vài tuần vào năm ngoái. Một thỏa thuận đã đạt được vào ngày 21 tháng 12.

© 2022 The Canadian Press

© Bản tiếng Việt của The Canada Life

 

ĐỌC THÊM

  • We accept We accept